Cần gạt nước trên ôtô hoạt động như thế nào?

Nam giới thường nghĩ, phụ nữ đâu quan tâm xe cộ, nhưng họ không biết rằng người mang cần gạt nước lên ôtô 117 năm trước là Mary Anderson, một phụ nữ.

Lúc Anderson mới phát minh ra cần gạt nước, nó thô sơ tới mức tài xế phải dùng tay quay cơ chế đòn bẩy quay hai lưỡi cao su chuyển động tiếp xúc lên bề mặt kính lái để loại bỏ tuyết và hơi nước. Cách này gây khó khăn thêm cho họ bởi phải vừa điều khiển vô-lăng, cần số rồi lại thêm một thao tác nữa. Nhưng dù sao, so với việc phải dừng hẳn xe cầm khăn lau hoặc thậm chí ló hẳn đầu ra bên ngoài điều khiển thì gạt nước nguyên thủy của Mary Anderson vẫn xứng đáng là một trong những phát minh quan trọng bậc nhất lịch sử ôtô, đặc biệt đối với vinh dự của người phụ nữ.

Hơn một thế kỷ trôi qua, thứ vô cùng quen thuộc trước kính chắn gió mỗi khi trời mưa, tuyết đã thông minh hơn rất nhiều, ít nhất tài xế đã hoàn toàn rảnh tay. Bên dưới chuyển động xoay của hai cần gạt không phải hai môtơ gắn liền vào trục, mà chỉ cần một cái.

Vì hai cần gạt luôn hoạt động đồng tốc và đồng thời nên chỉ cần cơ cấu các thanh truyền, kết nối cùng một môtơ là giải quyết được vấn đề. Khi môtơ hoạt động, nó xoay tròn liên tục, thông qua các thanh truyền sẽ tạo nên chuyển động tịnh tiến, từ đó trục của hai cần gạt nước sẽ có quỹ đạo hình quạt, lặp đi lặp lại. Để có được tốc độ gạt nhanh gạt chậm, môtơ được kết nối với các chổi than cho tốc độ khác nhau.

agc

Nhưng còn một vấn đề nữa, làm thế nào để khi người lái gạt công tắc về OFF, cả hai cần gạt nước đều trở về vị trí ban đầu chứ không nằm lơ lửng trên kính chắn gió? Đó là lúc môtơ cần được hỗ trợ bởi bộ phận có tên gọi đĩa cam. Bên trong đĩa cam, một thành phần sẽ chuyển động xoay tròn kết hợp cùng 3 công tắc cố định P1, P2, P3. Trong trường hợp người lái ngắt gạt nước khi nó đang ở lưng chừng (hình 3), lúc này P1 và P2 vẫn nối với nhau giúp đĩa cam (bộ phận xoay tròn) sẽ tiếp tục di chuyển tới điểm dừng nối P1 và P3 (hình 4), lúc đó mạch ngắt, môtơ dừng lại tại đúng vị trí xuất phát phía dưới cùng của cần gạt.

Ngoài ra trên các mẫu xe hiện đại ngày nay, hệ thống cảm biến gạt nước tự động không còn xa lạ. Về cơ bản, tính năng này dựa vào nguyên lý hoạt động của tia hồng ngoại. Trong mô-đun cảm biến, tia hồng ngoại sẽ được chiếu lên bề mặt kính chắn gió, sau đó các diot hình ảnh sẽ nhận phản xạ của các tia hồng ngoại này để giúp bộ điều khiển trung tâm quyết định khởi động môtơ gạt mưa.

Khi không có mưa hoặc bùn đất bắt lên, tấm kính chắn gió trong suốt, các tia hồng ngoại sẽ được phản xạ lại hoàn toàn tới diot hình ảnh. Lúc này cảm biến biết được rằng trời đang tạnh ráo, xe đang trong điều kiện bình thường. Ngược lại, khi trời mưa hoặc tuyết rơi, thậm chí vết bẩn bắn lên, các tia hồng ngoại sẽ chỉ phản xạ lại một phần tới các diot hình ảnh. Một phần còn lại sẽ đi ra ngoài. Dựa vào chính mức độ phản xạ này, cảm biến sẽ biết được trời đang mưa, tuyết rơi với mức độ nặng nhẹ ra sao. Tiếp đó, bộ xử lý sẽ kích hoạt mô-tơ gạt nước và cả bơm rửa kính trong trường hợp có thêm vết bùn đất.

Cần gạt nước

Để đảm bảo sự hiệu quả, các nhà sản xuất thường khuyến cáo khách hàng thay lưỡi gạt mỗi 1-1,5 năm. Tuy nhiên, với xe thường xuyên phải di chuyển trong điều kiện mưa nhiều, thời điểm đó có thể sớm hơn. Nhưng lưỡi gạt tốt đến mấy cũng vô nghĩa nếu một ngày kém may mắn, môtơ gạt nước có vấn đề.

Thông thường trên các mẫu xe cũ, bộ phận này rất ít khi được kiểm tra vì nằm ẩn dưới nắp ca-pô. Có hai trục trặc phổ biến nhất: môtơ hỏng hoặc vòng đệm (bạc) ở thanh truyền bị vỡ, gãy. Nếu người lái phát hiện đồng thời hai cần gạt không hoạt động, khả năng lớn hỏng hóc tại môtơ. Nếu một trong hai không hoạt động, bạn được an ủi rằng chi phí sửa chữa có thể chỉ cần phải thay thế miếng bạc mới mà thôi.

Bên cạnh đó, dung dịch rửa kính cũng góp phần duy trì tuổi thọ cho lưỡi gạt. Tốt nhất bạn hãy dùng dung dịch chuyên dùng thay vì chỉ đổ nước, giúp kính chắn gió tránh được các vết xước không đáng có, và tất nhiên, gạt nước hoạt động cũng êm ái hơn rất nhiều. Cũng trên các mẫu xe cũ, thỉnh thoảng người lái có thể gặp thêm vấn đề nhỏ đối với hành trình của gạt nước bên tài. Nó mở rộng vùng quét quá lớn đến nỗi chạm cả vào cột A trên kính chắn gió gây ra tiếng động “cạch cạch” khó chịu. Lúc này, hãy nới lỏng ốc siết ở trục cần gạt, hạ thấp điểm dừng dưới xuống một chút, siết chặt lại ốc và mọi thứ lại đâu vào đấy.

Cần gạt nước chỉ là một trong hàng trăm bộ phận trên ô tô, nhưng thiếu nó, những cơn mưa sẽ khiến bạn phát cáu. Trước mỗi chuyến đi xa, hãy đảm bảo mọi thứ ở trạng thái tốt nhất. Còn nếu bận mải quá, hãy đảm bảo rằng bạn luôn có bộ đồ sửa chữa trên xe để khắc phục tạm thời những lúc xế yêu trái gió trở trời.

Cảm ơn bạn đã ghé thăm, chúc quý khách hàng chọn được cho mình một sản phẩm ưng ý.

==========================================

Công Ty TNHH TM và DV AGC18
Hotline: 0866.201.582 ( Ms.Thảo)
Web : https://agc18.com.vn/
Email: agc18.auto@gmail.com
Địa chỉ : Số 11, đường số 4, KDC T30, X.Bình Hưng, H. Bình Chánh ,TP.HCM.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

chat facebook
chat zalo