THUẬT NGỮ CÁC LINH KIỆN OTO

Tìm hiểu về các thuật ngữ linh kiện oto để hiểu hơn về tính năng cũng như việc sử dụng hiệu quả các loại phụ tùng xe hơi hiện nay.

Bộ ô van – bộ xích đĩa (sên đĩa), trục khuỷu – trục cơ

Bánh răng máy khởi động – băng đít đề

Rô to máy khởi động – ruột đề

Stator máy khởi động – bin đề

Thanh gài khớp – càng cua

Giá đỡ chổi than – ba le than

Stator máy phát – cái rế

Dây cao áp – dây phin

Dụng cụ lấy bulong gẫy – ruột gà

Tay quay đảo chiều – cần tự động

Khớp nối các đăng – lắc léo

Con đội xupáp – pót so

Bộ tản nhiệt nhớt – sương hàn nhớt

Lọc gió – bô e

Ống góp hút – cô lét tưa gió

Ống góp thoát – cô lét tưa lửa

Ống kềm xuppắp – gít

Xy lanh – sơ mi

Những chốt định vị – ặc gô

Bơm cao áp – heo dầu

kim phun – bét

Chốt pítông – ắc

Thanh truyền – dên

Bạc lót đầu to thanh truyền – miễng dên

Bạc lót ổ trục khuỷu – miễng ba dê

Vòng đệm kim loại(chống dọc trục cốt máy ) – rê tơ ran

Nắp của ổ trục khuỷu – ba dê

Đối trọng – quả tạ

Bánh đà – bánh trớn

Vòng răng bánh đà – vòng cô ran

Đĩa ma sát – bố am ray da

Vỏ bao hộp số – đầu trâu

Trục sơ cấp – đầu cơ

Bạc đạn chà – bạc đạn bi tê

Rãnh then hoa – rãnh rơ nia

Càng mở ly hợp – càng cua

Ống bao trục thứ cấp – loa kèn

Bộ đồng tốc – hàm răng vàng

khoen chặn , miếng nêm trong bộ đồng tốc – chó

BỘ biến mô (hộp số tự động ) – trái bí

Các đăng – láp dọc

Bánh răng côn chủ động – cùi thơm

Bành răng vành chậu (vòng răng ) – dỉa ( kết hợp lại gọi là cùi dỉa )

Mặt bít cầu – đuôi cá

Bán trục – láp ngang

Bu long định vị nhíp – con ruồi

Lá nhíp chính – lá nhíp cái

Những cánh tay đòn của ht treo độc lập – cánh gà

Rô tuyn – đầu thầy chùa

Đòn dọc , đòn ngang của ht lái – ba đờ song

Xy lanh chính ht thắng – heo cái

Xy lanh làm (xy lanh phụ ) – heo con

Guốc phanh _ càng bố

Trống phanh – tăng bua

Bầu phanh ( phanh hơi ) – búp sen

Tổng phanh điều khiển – cóc đạp

Bàn đạp phanh – pê dan

Bộ trợ lực phanh – sẹc vô

Máy khởi động – đề ma rưa

Máy phát – đi a mô

Trục cân bằng – Trục pa-lăng-xê

Gioăng nắp xu páp – Gioăng giàn cò

Trục giàn cò mổ xu páp – Ống sáo

Bạc ắc piston – Bạc đầu nhỏ

Bạc biên – Bạc đầu to

 

PHẦN GẦM:

BỐ LY HỢP

MÂM ÉP

BẠC ĐẠN BITÊ

BẠC ĐẠN ĐUÔI MÁY (ĐẦU CƠ)

BỐ THẮNG TRƯỚC

BỐ THẮNG SAU

ORING CHỤP BỤI THẮNG TRƯỚC

PISTON THẮNG TRƯỚC

ĐĨA THẮNG TRƯỚC

BULONG TẮC KÊ BÁNH TRƯỚC

BULONG TẮC KÊ BÁNH SAU

ĐAI ỐC TẮC KÊ BÁNH

PHUỘC TRƯỚC RH, LH

PHUỘC SAU RH, LH

BẠC ĐẠN BÁNH TRƯỚC NHỎ

BẠC ĐẠN BÁNH TRƯỚC LỚN

BẠC ĐẠN BÁNH SAU

PHỐT BÁNH TRƯỚC

PHỐT BÁNH SAU

CAO SU CHỮ U TRƯỚC

CAO SU BÁNH Ú

CAO SU CHỈNH ĐÂM

CAO SU CHỬ O

VÒNG ĐỆM CAO SU O THANH GIẰNG TRƯỚC

VÒNG ĐỆM CAO SU O THANH GIẰNG TRƯỚC

BULONG THANH GIẰNG TRƯỚC

ĐAI ỐC THANH GIẰNG TRƯỚC

BẠC LÓT LULO THANH GIẰNG TRƯỚC

CHỤP BỤI THƯỚC LÁI

ROTYL LÁI NGOÀI RH, LH

ROTYL LÁI TRONG RH, LH

ROTYL TRỤ TRÊN RH, LH

ROTYL TRỤ DƯỚI RH, LH

BẠC ĐẠN CẦU

BẠC ĐẠN CẦU

BẠC ĐẠN CẦU

ỐNG CANH

PHỐT CẦU CẦU

TAY ĐÒN DƯỚI RH

TAY ĐÒN DƯỚI LH

TAY ĐÒN TRÊN RH

TAY ĐÒN TRÊN LH

HEO CÁI LY HỢP

CUPEL HEO CÁI LY HỢP

HEO CON LY HỢP

CUPEL HEO CON LY HỢP

HEO CON THẮNG SAU LH , RH

CUPEN HEO CON THẮNG SAU LH , RH

CAO SU SHIMLOCK TAY ĐÒN DƯỚI

CAO SU SHIMLOCK TAY ĐÒN TRÊN

HEO CÁI THẮNG

CUPEN HEO CÁI THẮNG

NẮP BÌNH DẦU HEO CÁI THẮNG+CÔNG TẮC

ỐNG DẦU CAO ÁP

PHỐT LÁP

HỘP SỐ

PHỐT ĐUÔI HỘP SỐ

NHÔNG CONTERMET

PULLEY BƠM LÁI

BƠM LÁI

BỘ PHỐT BƠM LÁI

NẮP DẦU LÁI

NẮP KÈN

THƯỚC LÁI

BỘ PHỐT THƯỚC LÁI

PHỐT THƯỚC LÁI

 

TRỤC LÁI

BẠC TRỤC LÁI

PHỐT CẦN SỐ

CARDANG LÁP DỌC

BẠC ĐẠN TREO LÁP

TRỢ LỰC THẮNG

ỐNG DẦU THẮNG TRƯỚC RH, LH

PHỐT CẦN SỐ

LÁ NHÍP SỐ 3

LÁ NHÍP SỐ 4

CAO SU NHÍP TRƯỚC

CAO SU NHÍP SAU

MÂM SẮT

MÂM ĐÚC

 

PHẦN MÁY :

LỌC GIÓ

LỌC XĂNG

BUGI

CUROA BƠM LÁI

CUROA MÁY PHÁT

CUROA MÁY LẠNH

PULLY TĂNG ĐƠ LẠNH

PULLY ĐẦU CỐT MÁY

PHỐT ỐNG BUGI

ỐNG BUGI

PHỐT ĐẦU CỐT MÁY

PHỐT ĐUÔI CỐT MÁY

SÊN CAM

BỘ ĐỠ SÊN

TĂNG ĐƠ SÊN CAM

DÀN NÓNG

KÉT NƯỚC

RON NẮP CÒ

RON CATE

RON NẮP QUY LÁP

ỐP QUẠT GIẢI NHIỆT

CÁNH QUẠT

BƠM NHỚT

BƠM NƯỚC

MÁY PHÁT

MÁY ĐỀ

BỌNG GIÓ

CAO SU CHÂN MÁY (ĐUÔI HỘP SỐ)

CAO SU CHÂN MÁY (TRƯỚC RH)

CAO SU CHÂN MÁY (TRƯỚC LH)

BỘ DÂY FILE

DÂY FILE 01

DÂY FILE 02

DÂY FILE 03

DÂY FILE 04

PISTON 0.5

BẠC 0.5

CỐT MÁY

MIỂN CỐT MÁY 0.5

MIỂN DÊN 0.5

BÁNH RĂNG CAM

BÁNH RĂNG CỐT MÁY

BỘ RON MÁY

PHỐT SUPAP

VAN ISC

OING VAN ISC

VAN PCV

ỐNG PCV

VAN HẰNG NHIỆT

RON VAN HẰNG NHIỆT

PHUN XĂNG

MỎ QUẸT

NẮP DELCO

SIN DELCO

ORING DELCO

 

PHẦN THÂN:

TEM CỬA TRƯỚC RH

TEM CỬA TRƯỚC LH

TEM CỬA SAU RH

TEM CỬA SAU LH

TEM HÔNG SAU RH

TEM HÔNG SAU LH

TEM NẮP XĂNG

CẢN TRƯỚC

BÁT NHỰA BẮT CẢN TRƯỚC RH

BÁT NHỰA BẮT CẢN TRƯỚC LH

CHỐT NHỰA BẮT CẢN SAU

CẢN SAU

MẶT NẠ

KÍNH CHẮN GIÓ

RON KÍNH CHẮN GIÓ

KÍNH BACKDOOR (CỐP SAU)

TEM CHỮ LIMITED (Dán kính Backdoor)

NẮP CAPO

CAO SU CHỊU CAPO

KHOÁ CAPO TRƯỚC

CỐP SAU

KHOÁ CỐP SAU

NẸP CHỈ CỬA TRƯỚC RH

NẸP CHỈ CỬA TRƯỚC LH

NẸP CHỈ CỬA SAU RH

NẸP CHỈ CỬA SAU LH

CHẮN BÙN TRƯỚC RH

CHẮN BÙN TRƯỚC LH

CHẮN BÙN SAU RH

CHẮN BÙN SAU LH

KÍNH CỬA TRƯỚC RH

KÍNH CỬA TRƯỚC LH

KÍNH CỬA SAU RH

KÍNH CỬA SAU LH

KÍNH CỬA SỔ SAU RH

KÍNH CỬA SỔ SAU LH

KÍNH HÌNH THANG CỬA SỔ RH

KÍNH HÌNH THANG CỬA SỔ LH

RON CHẠY KÍNH CỬA TRƯỚC RH, LH

RON CHẠY KÍNH CỬA SAU RH, LH

RON CỬA TRƯỚC PHẢI

RON CỬA TRƯỚC TRÁI

RON CỬA SAU PHẢI

RON CỬA SAU TRÁI

RON CỐP SAU

LÔNG MI KÍNH TRONG CỬA TRƯỚC PHẢI

LÔNG MI KÍNH TRONG CỬA TRƯỚC TRÁI

LÔNG MI KÍNH TRONG CỬA SAU PHẢI

LÔNG MI KÍNH TRONG CỬA SAU TRÁI

LÔNG MI KÍNH NGOÀI CỬA TRƯỚC RH, LH

LÔNG MI KÍNH NGOÀI CỬA SAU RH, LH

Ổ KHOÁ NGẬM CỬA TRƯỚC PHẢI

Ổ KHOÁ NGẬM CỬA TRƯỚC TRÁI

CỬA TRƯỚC PHẢI

CỬA TRƯỚC TRÁI

CỬA SAU PHẢI

CỬA SAU TRÁI

VÈ TRƯỚC RH

VÈ TRƯỚC LH

ỐP LÒNG VÈ TRƯỚC RH

ỐP LÒNG VÈ TRƯỚC LH

MOTOR NÂNG KÍNH CỬA TRƯỚC RH

MOTOR NÂNG KÍNH CỬA TRƯỚC LH

MOTOR NÂNG KÍNH CỬA SAU RH

MOTOR NÂNG KÍNH CỬA SAU LH

TẤM CHE NẮNG RH

TẤM CHE NẮNG LH

CHỮ GL

LOGO TOYOTA GALANG

CHỮ SURF

CHỮ ZACE

TAPI CỬA TRƯỚC PHẢI

TAPI CỬA TRƯỚC TRÁI

TAPI CỬA SAU PHẢI

TAPI CỬA SAU TRÁI

TAY NẮM CỬA TRƯỚC RH

TAY NẮM CỬA TRƯỚC LH

TAY NẮM CỬA SAU RH

TAY NẮM CỬA SAU LH

TAY NẮM CỬA TRONG TRƯỚC PHẢI

TAY NẮM CỬA TRONG TRƯỚC TRÁI

PHUỘC CỐP SAU RH

PHUỘC CỐP SAU LH

NẸP MÁNG XÓI TRƯỚC RH

NẸP MÁNG XÓI TRƯỚC LH

NẸP MÁNG XÓI SAU RH

NẸP MÁNG XÓI SAU LH

NẸP NỐI MÁNG XÓI RH, LH

NẮP XĂNG

TÁN RIVET

CHỤP MÂM

DAÂY CAÙP GA

CAO SU CỐP SAU

CHÌA KHOÁ

THẰNG LẰNG CỬA TRƯỚC

THẰNG LẰNG CỬA SAU

CHỈ INOX KÍNH CHẮN GIÓ DƯỚI

CHỈ INOX KÍNH CHẮN GIÓ TRÊN

CHỈ INOX KÍNH CHẮN GIÓ Ở 2 GÓC

ỐP NHỰA DÀN LẠNH SAU PHẢI

ỐP NHỰA DÀN LẠNH SAU TRÁI

ỐP NHỰA BỆ BƯỚC TRƯỚC RH

ỐP NHỰA BỆ BƯỚC TRƯỚC LH

ỐP NHỰA BỆ BƯỚC SAU RH

ỐP NHỰA BỆ BƯỚC SAU LH

BỆ BƯỚC PHẢI

BỆ BƯỚC TRÁI

BÀN LỀ CỬA TRƯỚC LH (TRÊN)

BÀN LỀ CỬA TRƯỚC LH (DƯỚI)

BÀN LỀ CỬA TRƯỚC RH (TRÊN)

BÀN LỀ CỬA TRƯỚC RH (DƯỚI)

BÀN LỀ CỬA SAU LH (TRÊN)

BÀN LỀ CỬA SAU LH (DƯỚI)

BÀN LỀ CỬA SAU RH (TRÊN)

BÀN LỀ CỬA SAU RH (DƯỚI)

BÀN LỀ CAPO TRƯỚC PHẢI

BÀN LỀ CAPO TRƯỚC TRÁI

THÙNG XĂNG

ZACE 8/2004

CẢN TRƯỚC

BẢO VỆ CẢN

ỐP NHỰA VÈ TRƯỚC RH

ỐP NHỰA VÈ TRƯỚC LH

ỐP NHỰA LỒI CẢN TRƯỚC RH

ỐP NHỰA LỒI CẢN TRƯỚC LH

ỐP NHỰA VÈ SAU RH

ỐP NHỰA VÈ SAU LH

CHẮN BÙN SAU RH

CHẮN BÙN SAU LH

 

PHẦN ĐIỆN:

KÍNH CHIẾU HẬU RH

KÍNH CHIẾU HẬU LH

MẶT KÍNH CHIẾU HẬU RH

MẶT KÍNH CHIẾU HẬU LH

KÍNH CHIẾU HẬU SAU

KÍNH CHIẾU HẬU TRONG

ĐẾ NHỰA BÁT ĐÈN PHA

ĐÈN PHA RH

ĐÈN PHA LH

ĐÈN SIGNAL TRƯỚC RH

ĐÈN SIGNAL TRƯỚC LH

ĐÈN SƯƠNG MÙ RH

ĐÈN SƯƠNG MÙ LH

ĐÈN CỐP SAU RH

ĐÈN CỐP SAU LH

ĐÈN SIGNAL SAU RH

ĐÈN SIGNAL SAU LH

BỘ ĐÈN TRẦN

BÓNG ĐÈN THẮNG SAU

BỘ ĐÈN STOP GIỮA

BỘ ĐÈN TRẦN

BÓNG ĐÈN PHA COST

BÓNG ĐÈN SM DÂY

BÓNG ĐÈN ĐỜ MI

BÓNG ĐÈN SƯƠNG MÙ

BÓNG ĐÈN SIGNAL SAU

BÓNG ĐÈN SIGNAL SAU

CAO SU GẠT NƯỚC TRƯỚC RH, LH

CAO SU GẠT NƯỚC SAU

CẦN GẠT NƯỚC TRƯỚC RH

CẦN GẠT NƯỚC TRƯỚC LH

BỘ GỌNG GẠT NƯỚC TRƯỚC RH

BỘ GỌNG GẠT NƯỚC TRƯỚC LH

NÚT CHỤP CẦN GẠT NƯỚC TRƯỚC

CẦN GẠT NƯỚC SAU

BỘ GỌNG GẠT NƯỚC SAU

KÈN HIGH

LÈN LOW

BLOCK LẠNH

LY HỢP TỪ

PULLEY BLOCK LẠNH

DÀN LẠNH TRUỚC

DÀN LẠNH SAU

VAN TIẾT LƯU DÀN LẠNH TRƯỚC

VAN TIẾT LƯU DÀN LẠNH SAU

BỘ QUẠT LỒNG SÓC TRƯỚC

LỌC GA

CỬA GIÓ DÀN LẠNH SAU

CÂY ANTENNA

BÌNH NƯỚC RỬA KÍNH

MOTOR BN RỬA KÍNH TRƯỚC

MOTOR BN RỬA KÍNH SAU

MẶT ĐỒNG HỒ CONTERMET TỐC ĐỘ

MẶT ĐỒNG HỒ XĂNG

MẶT ĐỒNG HỒ TUA MÁY

DÂY CONTERMET

MỒI THUỐC LÁ

HỘP ĐIỀU KHIỂN

BÓNG ĐÈN PHA

BƠM XĂNG

LỌC THÔ BƠM XĂNG

PHAO XĂNG

Trục khuỷu: cốt máy

Trục cam: cốt cam

Bánh răng: nhông

Bánh răng nhỏ: bi nhông

Xích: sên

O-ring: sin

Bộ trợ lực lái bánh răng – thanh răng : thước lái

Bộ trợ lực lái xe tải: Bos lái

dây đai: dây cua-roa

Trụ đứng trước (của HT lái xe tải): ắc phi dê

Bánh răng trong bộ vi sai : bánh bèo

Trục trung gian của hộp số dọc: thước tầng dưới

Trục càng cua vào số: thanh suốt

Van triệt hồi (van giảm áp): lúp bê

Cam cân bằng……….. công đờ bo

Canh sớm …………..a văng ( rốc)

Canh trễ ……….rì ta

Trục ngoài ( đường kính ngoài )…………bốt tê

Trục trong ( lỗ)…………síp bo

Mặt phẳng ……………pla tô

Cánh gạt …………..lá bài( bơm trợ lực)

Cảo…………..vam

Cầu ……….bọc đít

Vòng bánh răng trên bánh đà ………….cua ron đề

Áp suất nén ……..công péc xông ( compessor)

Cảm biến cầm chừng ( ISC)…….mô tơ bước

Xăng……………..máu

Bơm áp thấp ( diesel) ………..bơm xẹt vít

Đồng tốc …………hàm răng vàng

Phe hảm số ………..con chó

Càng lừa số ………….. càng cua

Hộp số …………đầu trâu hay mặt cọp

Dấu ………..rờ ve

Các đăng gọi là lab (dọc hoặc ngang)

Cầu trước xe tải gọi là dí

Bạc lót thanh truyền gọi là miễng

Thanh truyền gọi là dên

Bơm cao áp: heo

Kim phun: pép

Bùlon: tăcke

1. tắc kê: Đai ốc vặn ở bánh xe.

2. tăng bô: Trống phanh

3. cô tơ gió/ bô gió: Cụm chi tiết nối với cửa nạp đ/c

4. cô tơ lữa/ bô lữa: c\Cụm chi tiết nối với cửa xã đ/c

5. Roong : Giăng<chi>.

6. Heo thắng: Cụm xylanh-piston cái HTPTL

7. Heo dầu: Cụm BCA hệ thống nhiên liệu đ/c diesel.

8. Heo côn: trợ lực thủy lực ly hợp

9. Côn: ly lợp

10. Xiu: Vòng cao su

11. nắp dàn cò: nắp đậy kín phía trên

12. nắp quy lát: nắp xylanh

13. Lốc máy: khối xylanh

14. Quả nén: Cụm piston- thanh truyền

15. Nấm: xupap

16. Láp ngang: truyền lực đến bánh xe

17. Đầu đót: trục truyền động bánh sau chủ động

18. Cùi thơm: bánh răng quả dứa

19. Dĩa: Bánh răng vành chậu

20. Bộ nhông sai: Bộ vi sai

21. Láp dọc: các đăng

22. con táng: đai ốc đấy mấy Pác

23. Phuốc nhún: ống giảm chấn

24. Cốt máy: trục khuỷu

25. Cốt cam: trục cam

26. Cò: đòn ghánh hệ thống phân phối khí

27. sát xi: khung xe

28. rootin trụ: khớp cầu lắp trục bánh xe dẫn hướng với dòn ngang của hệ thống treo

29. rootin lái: Khớp cầu của thước lái nối với

30. cánh gà trên/ cánh gà dưới:

31. Típ:

32. Vòng:

33. Điếu:

33. Lốc lạnh: Máy nén của hệ thống lạnh

34. Lá bố: đĩa ép

35. Bố thắng: guốc phanh+ má phanh

36. số de: số lùi

37. Bánh trớn: bánh đà

38. đê mô: máy phát điện

39.Bộ xương hàm: Bộ làm mát dầu bôi trơn

 

…………………………thuật ngữ………………………

1. Các thuật ngữ liên quan đến tính năng chuyển động – Điều khiển.

– Xe bị rồ ga: hiện tượng: xe bị chồm về phía trước và sau. Nguyên nhân: xe tăng tốc và giảm tốc thường xuyên và không thích hợp, thậm chí lái xe giữ áp lực không đổi trên bàn đạp ga.

– Ì: hiện tượng: tốc độ xe không tăng ngay lập tức sau khi đạp chân ga trong quá trình khởi hành và tăng tốc. Nguyên nhân: động cơ điều chỉnh không đúng, dùng nhiên liệu cấp thấp hay khi nhiệt độ bên ngoài thấp.

– Nghẹt và sặc: nghẹt – khoảng thời gian xảy ra tăng tốc kém ngắn, hay đột ngột. Sặc – nếu vấn đề tăng tốc kéo dài hơn, ngưng dần dần. Nguyên nhân giống như ì.

– Chết máy: đó là khi động cơ ngừng hoạt động, hoặc là chết máy khi chuyển động hay chạy không tải.

– Khởi động lạnh: là việc khởi động động cơ còn nguội (bằng với nhiệt độ không khí xung quanh) (khoảng thời gian cần thiết từ khi môtơ khởi động bắt đầu quay cho đến khi động cơ nổ).

– Khởi động lại, khởi động khi nóng: là việc khởi động lại động cơ trong khi nó vẫn còn ấm sau khi lái xe và tắt động cơ (khoảng thời gian cần thiết từ khi môtơ khởi động quay đến khi động cơ nổ).

2. Các thuật ngữ liên quan đến động cơ:

– Tiếng gõ bạc: những âm thanh lạch cạch tạo ra do trục khuỷu hay thanh truyền. Nó dễ xảy ra nếu khe hở dầu trong bạc quá lớn.

– Kích nổ: xảy ra do sự lan truyền ngọn lửa ra toàn bộ không khí – nhiên liệu bị nổ quá nhanh. Nó tạo ra sóng va đập có thể gây nên tiếng gõ trong động cơ hay hư hỏng trong động cơ. Ngược với cháy trước, kích nổ xảy ra sau khi bugi đốt cháy hỗn hợp không khí – nhiên liệu.

– Đóng băng: tạo thành băng trong chế hòa khí. Hơi nước trong khí nạp bị làm lạnh bởi nhiệt bay hơi của xăng và đóng băng xung quanh bướm ga, hay tuyết xâm nhập và khoang động cơ dính vào các chi tiết vận hành trong chế hòa khí như các thanh dẫn động. Sau khi tuyết hay băng tan đi, nó lại bị đóng băng lại làm cho động cơ chạy không êm và làm cho các thanh dẫn động không hoạt động, do đó làm cho xe không thể chạy êm được.

– Bỏ máy: đây là trạng thái hỗn hợp không khí – nhiên liệu trong buồng cháy không cháy hoàn toàn.

– Quá tốc độ: động cơ chạy tại một tốc độ vượt quá tốc độ cho phép của động cơ đó (vùng đỏ trong bảng táplô) > động cơ xe hỏng.

– Ngộp xăng: động cơ chết máy khi nhiệt độ trong khoang động cơ cao, mà cho xăng bên trong buồng phao của chế hòa khí sôi và lọt vào trong đường ống nạp, làm cho hỗn hợp quá đậm.

– Cháy trước: cháy trước nghĩa là hỗn hợp không khí – nhiên liệu bắt đầu cháy trước khi bugi có thể đốt cháy nó.

– Tiếng gõ pittong: xảy ra do áp suất không khí của sự cháy và lực quán tính của chuyển động tịnh tiến của pittong … tạo ra áp lực ngang và làm cho pittong đập vào thành xylanh. Điều này dễ xảy ra nếu khe hở giữa pittong và thành xylanh quá lớn.

– Dồn xupáp: đây là một loại cộng hưởng và xảy ra khi tần số tự nhiên của lò xo xupáp trùng với tần số tác dụng lên nó do chuyển động của trục cam. Dồn xupáp thường gây nên do động cơ chạy quá nhanh. Nó có thể gây nên thời điểm đóng mở xupáp không đúng và thậm chí có thể làm hỏng pittong và xupáp.

3. Các thuật ngữ liên quan đến tính ổn định và điều khiển:

– Tính ổn định: là khả năng của xe để giữ đúng hướng khi không quay vành tay lái, như trong quá trình chạy thẳng hay khi lái xe trong vòng cua bình thường

– Tính điều khiển: là khả năng thay đổi làn đường hay quay vòng, và cũng như độ nhạy với tình huống trên.

– Lái cầu: đó là sự thay đổi về hướng của cầu hay bánh xe do sự lắc ngang của thân xe, khi quay vành tay lái.

– Lái theo: nếu lực bên ngoài tác dụng lên điểm tiếp xúc giữa lốp và mặt đường các bộ phận của hệ thống treo (chủ yếu là các bạc cao su) bị cong hay xoắn. Những sự thay đổi này gây nên sự thay đổi về góc đặt bánh xe, kết quả là các lốp quay như như thể đã được quay bởi chính vành tay lái. Đó gọi là lái theo.

– Dội tay lái: khi lái xe trên đường nhấp nhô hay có ổ gà, có một sự va đập truyền đến vành tay lái và nó có tác dụng theo hướng chu vi của nó.

– Lái quá: hiện tượng này là khi xe được quay vòng với một góc cố định nhưng bán kính quay vòng bị giảm do sự tăng tốc độ xe.

– Lái thiếu: hiện tượng này là khi xe được quay vòng với một góc cố định nhưng bán kính quay vòng bị tăng do tăng tốc độ xe.

– Chúi hướng: khi xe có xu hướng đi về hướng đi về phía bên trong của đường cua nếu bất ngời nhả chân ga trong khi đang lái xe quanh vòng cua. Hiện tượng này dễ xảy ra trên xe có cầu trước chủ động.

– Lắc: là hiện tượng khi xe lắc quanh đường đi và cho dù có quay vành tay lái như thế nào đi nữa.

4. Các thuật ngữ về phanh:

– Yếu phanh: khi lái xe xuống dốc dài hay khi phanh thường xuyên, kết quả là giảm dần lực phanh được gọi là “yếu phanh”. Nếu phanh thường xuyên, má phanh trở nên nóng và tạo khí, gây nên hiệu số ma sát giảm và sự yếu lực phanh xảy ra.

– Khóa hơi: đó là khi nhiệt của ma sát trong quá trình phanh được truyền đến dầu phanh, gây nên hiện tượng sôi và tạo thành bọt khí. Kết quả là lực phanh kém gọi là “khóa hơi”. Khi nhấn bàn đạp phanh, bọt khí sẽ nén lại, làm cho áp suất thủy lực đến xylanh phanh bánh xe bị giảm.

– Yếu phanh do nước: khi lái xe dưới trời mưa hay qua vũng nước, bề mặt ma sát của phanh có thể bị bao phủ bởi nước, kết quả là tạm thời mất lực phanh. Hiện tượng này được gọi là “yếu phanh do nước”. Vấn đề này đặc biệt thông dụng đối với phanh trống.

– Nứt do oxy hóa: thông thường, nếu cao su để trong không khí trong khoảng thời gian dài, nó sẽ bị nứt. Hiện tượng này được gọi là “nứt oxy hóa”. Nó có thể thấy ở gioăng cửa của xe cũ.

– Trầy xước: khi dầu bôi trơn các bề mặt của các chi tiết trong động cơ… bị biến chất do thời gian, hay do dùng không đúng dầu, nhiệt của ma sát tăng lên gây nên hiện tượng dính và kẹt cứng các bề mặt ma sát này. Trầy xước là các thuật ngữ dùng để mô tả những hư hỏng gây nên bởi hiện tượng này.

– Kẹt: đây là hiện tượng gây ra bởi xước, khi các chi tiết bị kẹt, nó sẽ không thể chuyển động được

– Tiếng rít gạt nước: nó xảy ra khi có sự thay đổi cục bộ về ma sát giữa kính gây nên sự rung động khi gạt nước hoạt động. Cùng lúc đó, nó thường kèm theo tiếng ồn. Rung động này làm cho không gạt được nước tạo nên tầm nhìn không tốt. Điều này xảy ra thường xuyên với xe khi sắp đánh bóng mà được bôi trên nóc xe chảy xuống kính chắn gió và bám ở đó. Thông thường, nó xảy ra thường xuyên hơn khi có mưa nhỏ và kính chắn gió gần khô so với mưa nặng hạt. Nó cũng thường xảy ra khi tốc độ gạt nước chậm hơn là khi tốc độ cao.

 

==========================================

Công Ty TNHH TM và DV AGC18
Hotline: 0866.201.582 ( Ms.Thảo)
Web : https://agc18.com.vn/
Email: agc18.auto@gmail.com
Địa chỉ : Số 11, đường số 4, KDC T30, X.Bình Hưng, H. Bình Chánh ,TP.HCM.

 

#THUẬT NGỮ CÁC LINH KIỆN OTO #THUẬT NGỮ CÁC LINH KIỆN OTO #THUẬT NGỮ CÁC LINH KIỆN OTO #THUẬT NGỮ CÁC LINH KIỆN OTO #THUẬT NGỮ CÁC LINH KIỆN OTO #THUẬT NGỮ CÁC LINH KIỆN OTO #THUẬT NGỮ CÁC LINH KIỆN OTO

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

chat facebook
chat zalo